Ê BUỐT KHI NIỀNG RĂNG

Niềng răng chỉnh nha là kỹ thuật không còn xa lạ với mọi người trong cuộc sống ngày nay. Phương pháp này được đông đảo khách hàng lựa chọn bởi đem lại hiệu quả chỉnh nha tối ưu. Tuy nhiên nhiều người lo lắng về hiện tượng ê buốt khi niềng răng. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm những thông tin bổ ích nhé.

Niềng răng chỉnh nha là gì?

Niềng răng chỉnh nha là phương pháp chỉnh nha sử dụng các khí cụ nha khoa để giúp sắp xếp lại vị trí các răng mọc lệch lạc, răng hô, móm, thưa… đem lại vẻ đẹp tự nhiên cho nụ cười và khuôn mặt của bạn.

Phương pháp nha khoa này giúp chỉnh răng đều đẹp, chuẩn khớp cắn và cải thiện tối đa chức năng ăn nhai. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến bởi hiệu quả thẩm mỹ cho hàm răng khá tốt.

Nguyên nhân ê buốt khi niềng răng

Trong quá trình niềng răng, khi các răng bị dịch chuyển sẽ tạo ra một sự thay đổi tương đối với cấu trúc của khuôn hàm, điều này ảnh hưởng đến cảm giác của răng. Từ đó, có thể dẫn đến tình trạng bị ê buốt răng khi niềng răng, nhất là trong những ngày đầu sau khi niềng khách hàng sẽ có thể bị đau

Một số nguyên nhân khác niềng răng gây ê buốt răng có thể do sự kích ứng của mắc cài với phần môi và má do thời gian đầu bạn chưa quen. Sau khi đã được kích ứng với sự di chuyển của răng thì khách hàng sẽ không còn cảm thấy ê buốt và khó chịu nữa.

Cách xử trí tình trạng ê buốt khi niềng răng

Để khắc phục hiện tượng niềng răng bị ê bạn có thể áp dụng một số các đơn giản như sau:

  • Khi ăn nhai nên chậm rãi, dùng các thực phẩm mềm.
  • Chải răng một cách kỹ lưỡng nhưng thao tác nên nhẹ nhàng.
  • Nếu cảm giác ê buốt nhiều quá khó chịu, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau.
  • Cách tốt nhất là bạn nên tái khám để được bác sỹ phụ trách điều trị kiểm tra cụ thể để có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả nhất.

➡ Trên đây là những thông tin bổ ích mà Nha khoa Tâm Sài Gòn – Nha khoa Đà Lạt muốn chia sẻ để giải đáp nỗi lo lắng ê buốt khi niềng răng của quý khách hàng. Hy vọng qua bài viết trên khách hàng có thêm những kiến thức bổ ích để có thể xử trí khi không may gặp phải tình trạng này.

Xem thêm các bài viết tại Facebook Nha Khoa Tâm Sài Gòn – Nha Khoa Đà Lạt