VÌ SAO CẦN ĐEO HÀM DUY TRÌ SAU CHỈNH NHA?

Niềng răng chỉnh nha là giải pháp giúp khắc phục tình trạng hô, móm, thưa hoặc răng mọc lệch. Sau khi kết thúc giai đoạn điều trị chỉnh nha, hàm duy trì luôn được các nha sỹ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng. Vậy vì sao cần đeo hàm duy trì sau chỉnh nha?

Hàm duy trì là gì?

Hàm duy trì sau chỉnh nha là một loại khí cụ được sử dụng để giữ cho các răng ổn định ở vị trí mới. Hàm duy trì thường có 2 dạng: cố định và tháo lắp.

Nhiều bệnh nhân sau khi tháo mắc cài xong vì muốn có ngay hàm răng đẹp đã chủ quan bỏ qua bước đeo hàm duy trì sau khi chỉnh nha, dẫn đến hàm răng bị xô lệch, đôi khi quay về lại vị trí cũ trước đây.

Vì sao cần đeo hàm duy trì sau chỉnh nha?

Răng của bạn được đặt trong xương hàm và xung quanh là các dây chằng nha chu. Sau khi tháo mắc cài, răng sẽ cần khoảng thời gian để cấu trúc mô nướu và mô nha chu ổn định. Nếu bạn không đeo hàm duy trì lúc này, sẽ làm răng của bạn di chuyển trở lại vị trí ban đầu.

Hàm duy trì giúp răng giữ ở vị trí mới một cách ổn định. Quá trình này có thể mất từ 9 đến 12 tháng. Đây cũng là lí do vì sao bác sĩ khuyên bạn nên đeo hàm duy trì liên tục sau khi tháo mắc cài.

Thời gian đeo hàm duy trì là bao lâu?

Dù bạn có niềng răng bằng phương pháp nào đi nữa thì bạn sẽ cần phải đeo hàm duy trì sau khi kết thúc điều trị với các khí cụ trên. Bạn có thể được yêu cầu phải đeo hàm duy trì từ 12 đến 20 giờ mỗi ngày trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng đầu tiên.

  • Sau đó, bạn có thể chuyển sang chỉ đeo hàm duy trì vào ban đêm vào khoảng 6 tháng tiếp theo hoặc cho đến khi 12 tháng.
  • Sau 12 tháng đeo hàm duy trì liên tục, bác sĩ sẽ kiểm tra lại tình trạng răng của bạn và lúc này bác sĩ thường khuyên bạn nên đeo hàm duy trì thêm 3-4 ngày trong tuần vào ban đêm khi ngủ.

➡  Trên đây là tất cả những thông tin bổ ích mà bài viết vì sao cần đeo hàm duy trì sau chỉnh nha? Hy vọng những chia sẽ trên của Nha khoa Tâm Sài Gòn – Nha khoa Đà Lạt sẽ giúp bạn phần nào yên tâm hơn khi thực hiện phương pháp chỉnh nha.

Xem thêm các bài viết tại Facebook Nha Khoa Tâm Sài Gòn – Nha Khoa Đà Lạt