Răng nhạy cảm là tình trạng răng thường có cảm giác ê buốt khi ăn một số thức ăn ngọt, chua, nóng, lạnh… hay đôi khi do thay đổi thời tiết. Răng nhạy cảm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Vậy răng nhạy cảm phòng ngừa thế nào? cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Nguyên nhân dẫn tới răng nhạy cảm
Răng nhạy cảm là cách gọi thông thường của hiện tượng quá cảm của ngà răng hoặc triệu chứng ê buốt ở chân răng. Một số nguyên nhân dẫn tới răng nhạy cảm bao gồm:
- Do ăn thực phẩm chứa axit cao như cóc, xoài, cam, quýt…có thể gây mòn men răng.
- Bị các bệnh lý nha chu, viêm nướu có thể bị tụt nướu, lộ ra lớp ngà nên răng dễ bị ê buốt khi ăn uống hoặc vệ sinh.
- Răng bị nứt, các đầu mút dây thần kinh bên trong sẽ bị kích thích khi ăn nhai khiến răng bị đau buốt.
- Sâu răng tạo ra các lỗ sâu trên răng, khi sâu răng vào tủy làm lộ các đầu mút dây thần kinh trong tủy răng sẽ khiến răng dễ bị ê buốt.
Dấu hiệu nhận biết răng nhạy cảm
Nhạy cảm răng, là một vấn đề nha khoa phổ biến có thể tiến triển theo thời gian và là kết quả của các vấn đề như tụt nướu và mòn men răng. Tình trạn này hình thành khi phần ngà nằm dưới lớp men và nướu răng bị ăn mòn.
Một khi ngà răng bị ăn mòn, các tác nhân bên ngoài như đồ lạnh, nóng, chua có thể gây kích thích các dây thần kinh bên trong răng và tạo ra cơn đau buốt ngắn cho răng nhạy cảm.
Răng nhạy cảm phòng ngừa thế nào?
Để phòng ngừa răng nhạy cảm thì Nha khoa Tâm Sài Gòn – Đà Lạt chia sẽ một số điều nên làm để bảo vệ răng dưới đây:
- Chải răng ít nhất 2 lần/ngày với kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm.
- Dùng bàn chải đánh răng có lông mềm mịn và chải răng nhẹ nhàng theo vòng tròn, không nên chải răng theo chiều ngang.
- Nên thay bàn chải đánh răng 2 – 3 tháng/lần hoặc sớm hơn nếu bàn chải đã xơ.
- Hạn chế ăn những thức ăn có hại cho răng như thức ăn có đường, thức uống có ga và axit
- Khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý răng miệng.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của Nha khoa Tâm Sài Gòn – Nha khoa Đà Lạt giúp khách hàng giải đáp được thắc mắc Răng nhạy cảm phòng ngừa thế nào. Nếu bạn có các lo lắng khác liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ ngay với Nha khoa chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
Xem thêm các bài viết tại Facebook Nha Khoa Tâm Sài Gòn – Nha Khoa Đà Lạt