RĂNG BỊ MẺ CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ KHÔNG?

Răng bị mẻ là một trong những tình trạng khá phổ biến, gây tổn thương các mô răng. Tình trạng này cần được phát hiện và điều trị kịp thời vì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Cùng tham khảo bài viết Răng bị mẻ có ảnh hưởng gì không dưới đây để biết cách xử trí khi gặp tình trạng này nhé.

Nguyên nhân gây mẻ răng

Răng được xem là bộ phận chắc khỏe của cơ thể người, tuy nhiên trong một số trường hợp không may vẫn có thể bị gãy, vỡ hoặc nứt. Một số nguyên nhân gây mẻ răng phổ biến có thể kể đến như:

  • Chấn thương: Khi hàm va chạm mạnh vào một vật cứng dễ gây ra tình trạng nứt, mẻ răng.
  • Cắn vật cứng: nhai hoặc cắn thức ăn quá cứng hoặc dùng răng để cắn, nạy đồ vật cứng có thể gây ra tình trạng nứt, mẻ ở răng.
  • Thói quen nghiến răng: nghiến răng thường xuyên nhất là khi ngủ sẽ khiến răng bị mài mòn, yếu đi và dễ bị nứt, mẻ.
  • Răng bị mài mòn: dùng thực phẩm có tính axit cao, răng sẽ bị mài mòn, yếu và nhạy cảm hơn.
  • Tình trạng thiếu hụt Canxi ở răng, làm cho răng dễ gãy, vỡ khi ăn nhai.
  • Ngoài ra, răng đang có bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu, viêm tuỷ…thì răng cũng dễ sứt mẻ khi nhai thức ăn.

Răng bị mẻ có ảnh hưởng gì không?

Răng bị mẻ không chỉ gây mất thẩm mỹ, làm hỏng hàm răng đẹp của bạn, mà còn gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, khi bị mẻ răng bạn có thể gặp một số triệu chứng viêm như: sốt, đau nhức, sưng ở cổ hoặc hàm, hơi thở có mùi hôi…

Bên cạnh đó, răng sứt mẻ còn khiến cho vi khuẩn dễ tấn công vào ngà răng của bạn, gây ra các bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm chân răng, nha chu, viêm tủy răng… Nếu răng bị mẻ mà không được khắc phục sớm có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm tủy răng, áp xe cuống răng, … thậm chí là mất răng.

Vậy, khắc phục răng bị mẻ như thế nào?

Cách phương pháp khắc phục răng bị mẻ sẽ phụ thuộc vào vị trí răng bị mẻ, độ lớn của chỗ mẻ cùng các triệu chứng kèm theo. Từ đó bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất:

  • Hàn răng: Nếu bạn vẫn giữ được mảnh răng bị mẻ, hãy mang đến nha sĩ để hàn ngay. Nên ngâm mảng răng trong ly sữa để bảo vệ mảnh răng mẻ.
  • Trám răng: bác sĩ sẽ sử dụng chất liệu composite hoặc sứ để trám vào chỗ mẻ để phục hồi hình dạng của răng.
  • Dán sứ veneer: với phương pháp này, răng phải cạo bớt một phần rất nhỏ men răng để có không gian dán mặt sứ. Bác sĩ sẽ dựa vào hình dáng răng của bạn để tạo miếng dán sứ thích hợp.
  • Bọc răng sứ: Tùy thuộc vào độ nặng nhẹ của răng bị mẻ mà bác sĩ sẽ tư vấn về bọc răng sứ cho bạn. Miếng bọc răng sứ thường khá bền nhưng có thể mòn nếu bạn nhai quá mạnh.

➡ Trên đây là những chia sẻ của Nha khoa Tâm Sài Gòn – Nha khoa Đà Lạt về nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả tình trạng răng bị mẻ. Hy vọng với những thông tin trên, bạn có thể yên tâm hơn về vấn đề Răng bị mẻ có ảnh hưởng gì không?

Xem thêm các bài viết tại Facebook Nha Khoa Tâm Sài Gòn – Nha Khoa Đà Lạt