NỨT DỌC THÂN RĂNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Răng bị nứt dọc thân nguyên nhân chủ yếu do gặp phải các tác động mạnh từ bên ngoài hoặc những tác nhân phá hoại từ bên trong như sâu răng, răng không đủ canxi…Tình trạng này gây ra rất nhiều sự bất tiện cho người bệnh, đặc biệt là khi ăn nhai. Vậy nứt dọc thân răng có nguy hiểm không?

Nguyên nhân gây nứt dọc thân răng

Răng bị nứt, vỡ là tình trạng thân răng chịu phải những tác động làm các liên kết trong răng bị bẽ gãy không còn kết nối được với nhau, dẫn tới nứt vỡ.

  • Nguyên nhân nội sinh:

Do bản thân răng không được cung cấp đủ lượng canxi cần thiết để nuôi dưỡng và duy trì liên kết cấu trúc răng. Lâu dần, các liên kết này yếu đi và dễ bị bẻ gãy.

  • Nguyên nhân ngoại sinh:

Nguyên nhân ngoại sinh là những nguyên nhân tác động từ bên ngoài tới thân răng, khiến thân răng xuất hiện các vết nứt vỡ gây ê buốt khó chịu.

Nứt dọc thân răng có nguy hiểm không?

Tình trạng nứt dọc thân răng khiến người bệnh luôn có cảm giác nhức nhối, ê buốt khó chịu và cảm giác ăn nhai không được thoải mái. Điều này gây ảnh hưởng tới tâm lý và cuộc sống hàng ngày của họ rất nhiều.

Không những vậy, nếu nứt thân răng không được chữa trị và khắc phục nhanh chóng, sẽ là một cơ hội tốt để cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Từ đó gây viêm nhiễm vùng chân răng, ảnh hưởng tới nướu, đồng thời làm sưng và chảy máu chân răng.

Khắc phục nứt dọc thân răng thế nào?

Khi thấy răng bị nứt dọc thân bạn nên tới các cơ sở nha khoa để thăm khám và có được phương pháp điều trị thích hợp. Thông thường các bác sĩ sẽ điều trị như sau:

  • Khắc phục răng bị nứt nhẹ

Với những tình trạng răng bị nứt nhẹ thì bác sĩ sẽ tiến hành hàn trám lại vết thương để tránh vết nứt thêm lớn và giúp ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào ngà và tủy răng gây ra các bệnh lý răng miệng.

  • Chữa răng bị nứt nhiều

Nếu răng bị nứt nhiều thì bạn không thể sử dụng phương pháp hàn trám được và phương pháp tối ưu nhất lúc này là bọc răng sứ hoặc dán sứ Veneer.

  • Điều trị răng bị nứt chân

Với tình trạng răng bị nứt chân thì không thể thực hiện hàn trám hay bọc sứ được vì nằm dưới nướu. Vì vậy để bảo vệ nướu và xương hàm thì biện pháp tốt nhất lúc này là cần phải nhổ chiếc răng bị nứt chân đi.

➡ Trên đây là những thông tin bài viết Nứt dọc thân răng có nguy hiểm không? của Nha khoa Tâm Sài Gòn – Nha khoa Đà Lạt muốn chia sẻ đến khách hàng. Hy vọng những chia sẻ trên giúp bạn có thể yên tâm hơn khi gặp phải tình trạng nứt dọc thân răng này.

Xem thêm các bài viết tại Facebook Nha Khoa Tâm Sài Gòn – Nha Khoa Đà Lạt