Nguyên nhân răng nhai bị lung lay
Răng hàm có vai trò quan trọng trong việc nhai, nghiền nát thức ăn trong miệng nên thường rất chắc chắn. Nếu răng hàm bị lung lay, rất có thể bạn đã gặp phải các vấn đề về răng miệng. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến răng hàm bạn bị lung lay:
- Do tác động từ bên ngoài: va đập mạnh dẫn đến chấn thương răng hàm, răng bật ra khỏi lợi, nhai phải thức ăn cứng khiến răng bị nhức…
- Do bệnh lý: sâu răng, viêm nướu, bệnh nha chu, viêm tủy sẽ khiến lợi khuẩn trong răng hoạt động yếu, các mảng bám ăn sâu vào trong lợi khiến răng hàm bị lung lay.
- Tình trạng tiêu xương: Khi bị mất răng liền kề hoặc bệnh lý về xương khiến mật độ xương giảm, răng hàm sẽ dễ lung lay và gãy.
Răng hàm lung lay có nguy hiểm?
Theo các chuyên gia, răng hàm lung lay do nguyên nhân sinh lý thường không có gì đáng lo ngại vì đây là chuyện bình thường để đảm bảo phản hồi lại tốt các lực ăn nhai tác động hàng ngày. Bạn chỉ cần chăm sóc răng miệng cẩn thận, hạn chế ngoại lực tác động thì việc răng lung lay sinh lý không gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu răng hàm lung lay do nguyên nhân bệnh lý gây ra thì bạn cần điều trị sớm nhất có thể. Nếu không kịp thời điều trị sẽ có thể dẫn tới các biến chứng khôn lường cho chiếc răng lung lay và cả những chiếc răng lân cận.
Phòng ngừa răng nhai lung lay thế nào?
Để phòng ngừa tình trạng răng hàm lung lay gây các biến chứng nguy hiểm bạn có thể thực hiện các bước sau đây:
- Khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần
- Hạn chế việc hút thuốc lá
- Vệ sinh răng kỹ lưỡng 2 lần/ngày
- Dùng kết hợp thêm chỉ nha khoa mỗi ngày
- Tránh các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
- Bổ sung canxi và vitamin D hàng ngày để giúp ngăn ngừa chứng loãng xương7
Trên đây là những chia sẻ của Nha khoa Tâm Sài Gòn – Nha khoa Đà Lạt về các nguyên nhân răng nhai bị lung lay. Nếu bạn còn các thắc mắc liên quan đến vấn đề n7ày, hãy liên hệ trực tiếp với nha khoa chúng tôi để được tư giải đáp cụ thể hơn nhé!
Xem thêm các bài viết tại Facebook Nha Khoa Tâm Sài Gòn – Nha Khoa Đà Lạt