Lấy tủy răng là việc vô cùng cần thiết giúp loại bỏ những mô tủy răng đã bị nhiễm trùng, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và bảo tồn được răng thật. Vậy khi nào cần lấy tủy răng? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này nhé!
Lấy tủy răng là gì?
Lấy tủy răng là kỹ thuật nha khoa nhằm loại bỏ phần tủy răng bị viêm, nhiễm khuẩn nằm sâu bên trong dưới chân răng để ngăn ngừa việc nhiễm trùng. Việc lấy tủy này sẽ giúp loại bỏ tủy chết, làm sạch răng và khử trùng, giúp bảo vệ răng tự nhiên, hạn chế tình trạng mất răng.
Sau quá trình lấy tủy, răng bạn sẽ được lắp đầy bằng vật liệu thay thế và được trám bít cẩn thận. Toàn bộ những bước thực hiện này sẽ tạo thành một quy trình lấy tủy răng hoàn chỉnh.
Khi nào cần lấy tủy răng?
Lấy tủy răng cửa là kỹ thuật nha khoa giúp loại bỏ toàn bộ phần tủy hỏng của răng cửa, làm sạch các khoảng trống. Dưới đây là những trường hợp cần thực hiện lấy tủy răng:
- Răng bị mẻ, vỡ lớn hoặc sâu răng nặng làm lộ tủy, viêm tủy, nhiễm trùng.
- Nhức răng âm ỉ mức độ tăng dần và răng có thể hơi lung lay.
- Răng bị đau nhói khi nhai, nhạy cảm với thức ăn nóng lạnh.
- Răng đau nhức lan lên đến đầu và khi tủy răng đã chết.
- Xuất hiện các mủ trắng ở lợi gần chân răng và tái đi tái lại nhiều lần gây tình trạng hôi miệng.
Lấy tủy răng có nguy hiểm không?
Lấy tủy răng là loại bỏ hoàn toàn phần quan trọng nhất của một chiếc răng. Tuy nhiên, nhiều người còn chủ quan trọng vấn đề chăm sóc răng miệng này. Khi gặp những bệnh lý, họ không đến gặp bác sĩ mà chỉ khi bắt đầu xuất hiện những cơn đau vô cùng khó chịu, họ mới bắt đầu đi khám.
Khi tủy răng của bạn đã bị chết hay bị tổn thương thì việc loại bỏ tủy răng hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng cả. Việc lấy tủy răng giúp loại bỏ hoàn toàn những cơn ê buốt, đồng thời còn ngăn chặn không cho vi khuẩn lây lan, phòng ngừa được các biến chứng không mong muốn.
Trên đây là những chia sẻ của Nha khoa Tâm Sài Gòn – Nha khoa Đà Lạt về bệnh lý viêm tủy răng để giúp khách hàng hiểu hơn về vấn đề Khi nào cần lấy tủy răng. Nếu bạn còn các thắc mắc khác liên quan đến bệnh lý này, hãy liên hệ ngay với nha khoa chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
Xem thêm các bài viết tại Facebook Nha Khoa Tâm Sài Gòn – Nha Khoa Đà Lạt