Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng sau nhổ răng khôn nhưng phổ biến nhất xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng không tốt. Đây là một dấu hiệu bất thường mà khách hàng cần đặc biệt lưu ý. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về các cách phòng ngừu sau khi nhổ răng khôn hiệu quả nhé.
Nguyên nhân hôi miệng sau nhổ răng khôn
Hôi miệng xuất hiện nhiều khả năng do vết khâu không may bị nhiễm trùng, vết khâu bị nhiễm trùng thường xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Tác động mạnh vào vết khâu khiến phần máu đông bị vỡ và gây viêm nhiễm, hôi miệng.
- Bệnh nhân sử dụng chất kích thích và có các thói quen xấu không tốt cho răng như cắn móng tay, sử dụng ống hút, nghiến răng…
- Kỹ thuật sát trùng cho dụng cụ nhổ răng cũng như vệ sinh răng miệng trước khi nhổ không được đảm bảo.
- Khâu vết thương không se khít vùng nướu, tạo khoảng trống trong phần khoang xương hàm. Khiến thức ăn thừa sẽ dễ dàng giắt vào các khoảng trống làm nhiễm trùng vết khâu
- Bệnh nhân sử dụng những thực phẩm cứng, dai, nóng lạnh, nhiều đường… sau khi nhổ răng ảnh hưởng đến quá trình phục hồi vết thương và gây viêm nhiễm.
- Chiếc răng lận cận bị sâu, làm tăng nguy cơ gây nhiễm trùng vùng nướu có vết khâu và gây ra mùi hôi.
Hôi miệng sau nhổ răng khôn có nguy hiểm không?
Hôi miệng sau khi nhổ răng khôn ảnh hưởng nhiều đến giao tiếp, gây mất thiện cảm với người đối diện. Ngoài ra, tình trạng này còn cảnh báo các hậu quả sau đây:
- Vết khâu bị nhiễm trùng có khả năng gây hoại tử phần xương răng và ảnh hưởng các răng kế cận.
- Nướu răng bị tổn thương, tăng nguy cơ xuất hiện những cơn đau nhức khó chịu.
- Dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như: viêm dạ dày, viêm thực quản, ung thư vòm miệng…
Chính những lý do trên khiến cho tình trạng hôi miệng sau khi nhổ răng cần được thăm khám và điều trị trong thời gian sớm nhất.
Cách phòng ngừa hôi miệng sau nhổ răng khôn?
Để hạn chế nguy cơ trên, bệnh nhân cần lưu ý những hướng dẫn sau:
- Không sử dụng rượu, bia, đồ ngọt sau khi nhổ răng. Tăng cường ăn rau quả và thay thế bánh kẹo ngọt bằng trái cây.
- Vệ sinh răng miệng đều đặn 2 lần mỗi ngày. Ngoài việc đánh răng, bạn nên kết hợp dùng thêm chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng và bàn chải lưỡi để loại bỏ vi khuẩn.
- Nên ăn các thực phẩm mềm, lỏng như: cháo hoặc súp nhằm hạn chế sự hoạt động của hàm.
- Bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong việc chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn, điều này tạo điều kiện cho cao răng hình thành. Vì vậy, lấy cao răng là việc cần thiết để ngăn ngừa hôi miệng.
Trên đây là những chia sẻ của Nha khoa Tâm Sài Gòn – Nha khoa Đà Lạt về tình trạng hôi miệng sau nhổ răng khôn. Nếu bạn còn các thắc mắc liên quan đến về vấn đề này, hãy liên hệ ngay với nha khoa chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn nhé.
Xem thêm các bài viết tại Facebook Nha Khoa Tâm Sài Gòn – Nha Khoa Đà Lạt