GIẢM SƯNG KHI MỌC RĂNG KHÔN

Sưng nướu khi mọc răng khôn là hiện tượng mà hầu hết mọi người đều có thể mắc phải, đặc biệt là ở tuổi vị thành niên. Vậy làm sao để giảm sưng khi mọc răng khôn? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Nha khoa Tâm Sài Gòn – Đà Lạt để biết cách khắc phục tình trạng này nhé!

Sưng nướu khi mọc răng khôn có nguy hiểm không?

Sưng nướu răng khôn không chỉ gây đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh mà còn tìm ẩn những nguy cơ như:

  • Khó khăn khi nhai thức ăn, thậm chí khi nuốt nước bọt. Một số trường hợp, nhiễm trùng có thể lây lan từ chiếc răng khôn đến các khu vực khác trong khoang miệng.
  • “Đau thắt ngực Ludwig” – đây là một dạng nhiễm khuẩn xảy ra do tổn thương miệng hoặc nhiễm trùng, như áp xe răng.
  • Nhiễm trùng máu – biến chứng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, gây ra do tình trạng nhiễm trùng và lây lan vào đầu và cổ, đồng thời lan vào máu.

Nguyên nhân sưng nướu khi mọc răng khôn

Răng khôn thường mọc và phát triển vào lúc không còn đủ “chỗ ở” trên cung hàm nên có hướng mọc lêch. Đây là nguyên nhân hình thành vạt nướu cạnh răng khi răng bắt đầu trồi lên không những gây khó vệ sinh, mà khu vực vạt nướu này còn khiến các vụn thức ăn dễ mắc kẹt vào.

Tình trạng này nếu không được phát hiện thì về lâu dần, các vi khuẩn sẽ khiến vạt nướu bị sưng lên và tích tụ mủ. Đôi lúc hiện tượng sưng nướu răng khôn có thể xảy ra từ khi răng khôn vẫn còn nằm hoàn toàn dưới nướu.

Giảm sưng khi mọc răng khôn như thế nào?

Khi xuất hiện các triệu chứng của sưng răng khôn, bạn cần đến địa chỉ nha khoa gần nhất để thăm khám và điều trị nhanh chóng. Tùy theo mức độ sưng của răng mà Bác sĩ sẽ có biện pháp khắc phục phù hợp như:

  • Dùng thuốc kháng sinh:

Với trường hợp nhẹ, Bác sĩ sẽ kê toa giảm sưng răng khôn uống thuốc cho bạn. Bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau với những trường hợp nhẹ này.

  • Phẫu thuật nướu:

Nếu thuốc kháng sinh không có tác dụng với tình trạng sưng nướu của bạn, Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để làm sạch vi khuẩn và mủ dưới vạt nướu để điều trị triệt để nhất.

  • Nhổ răng khôn:

Trong trường hợp sưng răng khôn và có mủ quá nặng ảnh hưởng đến răng khôn, Bác sĩ buộc phải nhổ bỏ răng đó để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Hy vọng những thông tin Nha khoa Tâm Sài Gòn – Nha khoa Đà Lạt chia sẻ trên đây giúp bạn hiểu hơn về các cách giảm sưng khi mọc răng khôn. Từ đó giúp quý khách hàng biết cách phòng tránh những biến chứng nguy hiểm của tình trạng sưng răng khôn để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất.

Xem thêm các bài viết tại Facebook Nha Khoa Tâm Sài Gòn – Nha Khoa Đà Lạt