CÁCH NHẬN BIẾT TÌNH TRẠNG BỊ HÔI MIỆNG

Hôi miệng là triệu chứng gây ra nhiều sự khó chịu và tự ti cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về nguyên nhân gây hôi miệng và các cách nhận biết chứng hôi miệng để có thể phòng ngừa bệnh lý này hiệu quả nhé.

Cách nhận biết chứng hôi miệng

Có 4 cách cơ bản để bạn có thể dễ dàng phát hiện mình có mắc chứng hôi miệng hay không như sau:

  • Tự người bệnh kiểm tra bằng cách úp bàn tay vào miệng thở ra rồi ngửi mùi.
  • Người bệnh ngồi đối diện với người giám định, bịt mũi thở bằng miệng trong vài phút nếu có mùi hôi thì nguồn gốc là từ miệng.
  • Người giám định ngửi mùi trên chỉ nha khoa sau khi cà răng.
  • Ở các phòng khám nha khoa hiện đại có thể thực hiện đo nồng độ hôi trong miệng bằng Halimeter.

Các nguyên nhân gây hôi miệng

Hôi miệng ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý giao tiếp của người bệnh, tác động tới cả công việc và cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân gây hôi miệng là do sự giải phóng các hợp chất sulphur dễ bay hơi trong khoang miệng. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến hợp chất này bị bay hơi:

  • Sử dụng các thực phẩm chứa chất làm khô miệng, các thực phẩm có Sulphur như hành, tỏi… hoặc do việc giảm sản xuất và tiết nước bọt dẫn tới khô miệng và gây hôi miệng.
  • Hôi miệng do vi khuẩn ở các túi nha chu, bề mặt lưỡi hay các vùng kẽ răng và trong sang thương sâu răng.
  • Hôi miệng do các bệnh lý nha chu, viêm nướu, các vết loét, áp xe quanh nướu lâu ngày.
  • Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân làm tăng làm lượng chất dễ bay hơi trong miệng và phổi, có thể khiến tình trạng hôi miệng nghiêm trọng hơn, làm khô niêm mạc miệng.
  • Vệ sinh răng miệng không kỹ, các lớp cặn dưới lưỡi còn sót lại hoặc nhiễm nấm candida cũng là các nguyên nhân gây nên hôi miệng.

Điều trị hôi miệng như thế nào?

Khi phát hiện bị hôi miện, bạn cần đi thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân. Nếu có viêm nhiễm trong miệng như cao răng, sâu răng, mảng bám, viêm quanh răng, người bệnh cần được thực hiện các can thiệp nha khoa để điều trị trước tiên.

Nếu hôi miệng không phải do các nguyên nhân trong miệng, thì người bệnh cần thăm khám các chuyên khoa khác như tai – mũi – họng, tiêu hóa… để có can thiệp xử trí phù hợp.

Một số cách điều trị hôi miệng tạm thời như sử dụng kẹo cao su hoặc nước súc miệng chuyên dụng, dung dịch xịt thơm miệng sau khi hút thuốc lá, ăn hành tỏi cũng đem lại hiệu quả tốt.

➡ Trên đây là những chia sẻ Nha khoa Tâm Sài Gòn – Nha khoa Đà Lạt  về bệnh lý hôi miệng và Cách nhận biết chứng hôi miệng. Hy vọng bài viết trên có thể giúp giải đáp những vướng mắc của khách hàng về nguyên nhân và cách điều trị chứng hôi miệng này.

Xem thêm các bài viết tại Facebook Nha Khoa Tâm Sài Gòn – Nha Khoa Đà Lạt