BỊ VỠ RĂNG HÀM PHẢI LÀM SAO?

Răng hàm bị vỡ là tình trạng hết sức nguy hiểm, gây nhiều biến chứng không tốt đến sức khỏe người bệnh. Tình trạng răng vỡ, mẻ răng hàm có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy khi bị vỡ răng hàm phải làm sao? cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin bổ ích.

Nguyên nhân khiến bị vỡ răng hàm

Răng hàm bị vỡ có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng thường gặp ở những người đang mắc các bệnh lý răng miệng như:

  • Răng bị vỡ do sâu răng

Sâu răng là nguyên nhân hàng đầu đẫn đến răng bị vỡ. Đặc biệt ở vị trí răng hàm nếu sâu răng không được điều trị kịp thời, kết hợp với tác động từ việc ăn nhai sẽ khiến răng dễ gặp phải tình trạng vỡ, nứt dọc thân răng, thậm chí là vỡ đôi.

  • Răng bị vỡ sau khi lấy tủy

Những chiếc răng sau khi điều trị tủy thường sẽ trở nên giòn và rất dễ vỡ theo thời gian.

  • Các yếu tố khách quan khác

Bên cạnh các yếu tố về bệnh lý răng thì một phần không nguyên nhân tới từ những tác động bên ngoài như: Va chạm ngoại lực mạnh, nhai phải vật quá cứng, thói quen nghiến răng thường xuyên

Vậy bị vỡ răng hàm phải làm sao?

Khi gặp phải tình trạng răng hàm bị vỡ, mẻ bác sĩ thường chỉ định cho bạn sử dụng một trong các giải pháp sau:

  • Trám răng thẩm mỹ: một vật liệu trám răng chuyên dụng sẽ được bác sĩ dùng để trám kín vị trí răng bị khuyết của bạn, giúp tái tạo lại hình dáng răng và cảo vệ các mô răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn.
  • Bọc răng sứ: Đây là giải pháp mà bác sĩ sẽ khoác một áo sứ cho răng của bạn để khắc phục các khiếm khuyết của răng.

Việc xác định phương pháp phục hình răng ở từng trường hợp răng miệng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Để có được phương pháp điều trị phù hợp, bạn nên đến nha khoa uy tín để được bác sĩ tư vấn cụ thể hơn.

Chăm sóc răng hàm bị vỡ tại nhà

Nếu bạn bị vỡ răng hàm nhưng chưa thể đến gặp nha sĩ, bạn nên chú ý hơn đến chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng để phòng ngừa không để răng bị tổn thương thêm:

  • Hạn chế ăn những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh vì răng bị vỡ sẽ nhạy cảm với nhiệt độ hơn.
  • Nên ăn những thức ăn mềm để tránh tăng áp lực lên răng, khiến răng bị vỡ nhiều thêm.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý sinh loãng khoảng 30 phút sau khi ăn để chóng viêm nhiễm.
  • Nên nhai bên hàm răng không có răng vỡ để tránh làm tổn thương thêm.

➡ Hy vọng những chia sẻ của Nha khoa Tâm Sài Gòn – Nha khoa Đà Lạt về tình trạng răng hàm bị vỡ trên giúp khách hàng giải đáp thắc mắc Bị vỡ răng hàm phải làm sao. Nếu bạn còn những lo lắng khác liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với nha khoa chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

Xem thêm các bài viết tại Facebook Nha Khoa Tâm Sài Gòn – Nha Khoa Đà Lạt