Tủy răng có vai trò quan trọng trong việc nuôi sống và cung cấp chất dinh dưỡng cho răng được khỏe mạnh. Khi răng bị sâu, vi khuẩn sâu răng sẽ dễ dàng tấn công vào cấu trúc răng, gây phá hủy tủy, hoại tử và dẫn đến thối tủy. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về tình trạng Răng bị thối tủy và dấu hiệu nhận biết nhé!
Nguyên nhân tủy răng bị thối
Tủy răng bị thối thường bắt nguồn do nguyên nhân sâu răng hoặc răng bị mẻ, vỡ gây nên. Tình trạng tủy răng bị thối là giai đoạn cuối cùng của quá trình viêm tủy biểu hiện bởi các cơn đau nhức và ê buốt dữ dội.
Tủy răng bị thối nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây hại rất lớn đối với sức khỏe răng miệng của mỗi người.Ở một số trường hợp, tình trạng thối tủy răng còn nguy hiểm hơn là vùng chân răng có các đốm thịt trắng – các nốt mủ áp xe.
Răng bị thối tủy và dấu hiệu nhận biết
Ở mỗi mức độ tổn thương tủy răng sẽ có những dấu hiệu khác nhau, dưới đây là những dấu hiệu bạn cần biết khi tủy răng bị thối:
- Đau buốt kèm theo theo ê buốt răng thường xuyên xuất hiện nhất là vào ban đêm khi ngủ.
- Đau nhức, ê buốt giảm dần nhưng thay vào đó là các nốt mủ trắng xuất hiện ở nướu ngày càng lớn, khi chạm vào sẽ chảy dịch màu vàng và gây đau nhức.
- Không còn cảm thấy đau buốt mà thay vào đó răng lung lay, mẻ hoặc gãy khi ăn nhai. Lúc này răng của bạn có thể rụng bất kỳ lúc nào khi có tác động dù là nhẹ.
Răng bị thối tủy có nguy hiểm không?
Tình trạng răng bị thối tủy nếu không được phát hiện và loại bỏ kịp thời đúng cách sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
- Không thể ăn, nhai bình thường: khi bị viêm tủy sẽ kéo theo những cơn đau nhức khiến bạn rất khó khăn khi ăn uống do không thể ăn nhai như bình thường.
- Nguy cơ mất răng: Việc tủy răng bị thối tức chiếc răng đó đã gần như hỏng hoàn toàn và phải bắt buộc nhổ bỏ để tránh gây viêm lan truyền.
- Áp xe xương ổ răng: tủy răng hoại tử lan xuống xương hàm có thể gây tình trạng áp xe xương ổ răng, gây biến dạng vùng xương hàm và có thể ảnh hưởng hô hấp và hoại tử viêm mạc miêng.
- Nhiễm trùng máu: Khi tủy bị hoại tử không được loại bỏ có thể gây ra nhiễm trùng đường huyết, thậm chí có thể gây tử vong.
Trên đây là những chia sẽ của Nha khoa Tâm Sài Gòn – Nha khoa Đà Lạt về tình trạng Răng bị thối tủy và dấu hiệu nhận biết. Nếu bạn còn lo lắng về vấn đề này, hãy liên hệ ngay với nha khoa chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn!
Xem thêm các bài viết tại Facebook Nha Khoa Tâm Sài Gòn – Nha Khoa Đà Lạt