Vôi răng là những mảng bám, mảnh vụn thực phẩm còn sót lại đã bị vôi hóa trên răng, không chỉ gây mất thẩm mỹ mà nó còn là nơi cư ngụ của nhiều loại vi khuẩn gây hại cho răng miệng. Vậy có nên cạo vôi răng không? Quy trình cạo vôi răng tại nha khoa diễn ra như thế nào? cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Những tác hại của vôi răng gây ra
- Vôi răng khiến hơi thở nặng mùi
- Gây chảy máu chân răng, ê buốt khi ăn uống.
- Mảng bám tích tụ quá nhiều, dày và lâu ngày sẽ làm phá hủy men răng dẫn đến nguy cơ sâu răng càng cao.
- Vôi răng là nơi cư ngụ của nhiều loại vi khuẩn lên men gây sâu răng như Streptococcus mutans, Lactobacilli…
- Đây còn là tác nhân gây ra các bệnh như: viêm niêm mạc miệng, viêm họng, viêm amidan, lở miệng…
- Là nguyên nhân gây tụt nướu làm lộ chân răng.
- Ngoài ra, vôi răng còn gây ra các bệnh về răng miệng như: viêm nha chu, tiêu xương ổ răng, viêm tủy răng ngược dòng, nó còn khiến răng lung lay, thậm chí là rụng răng.
Cách phòng ngừa vôi răng hiệu quả
Theo các chuyên gia, chăm sóc vệ sinh răng miệng mỗi ngày là cách tốt nhất để phòng tránh bị vôi răng, bạn hãy luôn nhớ:
- Chải răng đúng cách với bàn chải lông mềm cùng loại kem đánh răng có chứa flour kết hợp nước súc miệng hoặc nước muối pha loãng.
- Nên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám vi khuẩn khó làm sạch, tránh việc tích tụ các mảng bám
- Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế thức ăn có chứa nhiều đường và bột.
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá để tránh bị cao răng.
Bên cạnh đó, điều quan trọng là khi vôi răng hình thành, bạn nên đến nha khoa để thực hiện cạo vôi răng. Bạn nên lựa chọn cho mình cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện việc lấy cao răng an toàn, hiệu quả.
Quy trình cạo vôi răng tại nha khoa
Quy trình cạo vôi răng được tiến hành theo đúng tiêu chuẩn quốc tế cụ thể như sau:
- Bước 1: Thăm khám và tư vấn:
Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát sức khỏe răng miệng, sau đó tư vấn phương pháp điều trị cụ thể cho bạn.
- Bước 2: Tiến hành cạo vôi răng:
Cạo vôi răng sẽ thực hiện theo thứ tự từng phần, trước tiên là cạo sạch mảng bám và vôi bám trên răng. Sau đó, bác sĩ sẽ làm sạch phần thân răng dưới nướu.
- Bước 3: Đánh bóng bề mặt răng:
Sau khi cạo sạch vôi răng, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ đánh bóng răng và thuốc đánh bóng để giúp răng bạn trở nên sáng bóng hơn, hạn chế sự tích tụ mảng bám sau này.
Trên đây là toàn bộ những chia sẽ về quy trình cạo vôi răng tại Nha khoa Tâm Sài Gòn – Nha khoa Đà Lạt. Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn hiểu thêm về tầm quan trọng của việc cạo vôi răng định kỳ. Hãy liên hệ với nha khoa chúng tôi để đặt lịch hẹn kiểm tra tổng quát răng miệng sớm nhất nhé.
Xem thêm các bài viết tại Facebook Nha Khoa Tâm Sài Gòn – Nha Khoa Đà Lạt