Khi nào nên nhổ bỏ răng khôn sớm?

khi-nao-nen-nho-bo-rang-khon-som

Nhổ răng khôn là một chỉ định bắt buộc khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm hoặc mọc sai vị trí để bảo vệ cả hàm răng của bạn. Vậy răng khôn gây những tác hại như thế nào? Khi nào nên nhổ bỏ răng khôn sớm? cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Răng khôn là gì?

Răng khôn là tên gọi của những chiếc răng hàm mọc cuối cùng của mỗi bên hàm, còn được gọi là răng số 8. Chiếc răng này không xuất hiện ở trẻ nhỏ mà xuất hiện cuối cùng ở người trưởng thành 18 tuổi trở lên.khi-nao-nen-nho-bo-rang-khon-som

Răng khôn vì mọc sau cùng nên vòm miệng của con người thường không có đủ chỗ để chúng mọc bình thường. Do đó, răng khôn thường mọc lệch, mọc ngầm, xô lẫn nhau, mọc chen chỗ răng khác dẫn đến sưng, đau khó chịu cho người bệnh.

Răng khôn gây hại như thế nào?

Răng khôn được xem là “kẻ thù” của nhiều người bởi chúng mang lại phiền toái và đau đớn rất nhiều. Hầu như tất cả răng khôn đều phải nhổ, dù sớm dù muộn vì những tác hại sau đây:

  • Viêm lợi trùm răng khôn: răng khôn mọc ngầm hay mọc lệch thường gây ra tình trạng lợi trùm lên khiến thức ăn bám và kẽ hở giữa lợi và răng không làm sạch dẫn tới nhiễm trùng lợi.
  • Bệnh viêm nha chu, sâu răng: những trường hợp răng khôn mọc hình dạng bất thường khiến thức ăn bị nhồi nhé lâu ngày gây sâu răng, viêm nha chu.
  • Viêm mô tế bào: đây cũng là một biến chứng nguy hiểm, khi viêm mô tế bào thì má phồng, da căng, đau nhức, khó ăn nhai.
  • Răng mọc chen chúc: khi răng khôn mọc lên, do không đủ chỗ nên thường dẫn tới mọc lệch, xô lấn qua răng kế cạnh có thể gây viêm răng số 7, thậm chí có thể gây mất răng số 7.

Khi nào nên nhổ bỏ răng khôn sớm?

Nếu gặp phải một trong các trường hợp sau, bạn nên đến nha khoa gặp bác sĩ để nhổ bỏ răng khôn càng sớm càng tốt:khi-nao-nen-nho-bo-rang-khon-som

  • Có dấu hiệu viêm nhiễm lặp lại nhiều lần.
  • Xuất hiện các u nang, ổ mủ, ảnh hưởng đến các răng kế cận.
  • Răng khôn bị sâu hoặc mắc bệnh lý nha chu.
  • Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, mọc kẹt.
  • Giữa răng khôn và răng hàm số 7 có khe giắt thức ăn, làm tích tụ các mảng bám gây đau nhức.
  • Răng khôn mọc thẳng nhưng lệch khớp cắn với răng đối diện hoặc không có răng đối diện khiến răng khôn trồi dài hơn, tạo ra khe giắt thức ăn hoặc gây lở loét nướu khi ăn nhai.
  • Hình dạng răng nhỏ hơn hoặc biến dạng so với bình thường.

Trên đây là những chia sẻ hữu ích của Nha khoa Tâm Sài GònNha khoa Đà Lạt để giúp quý khách hàng giải đáp thắc mắc Khi nào nên nhổ bỏ răng khôn sớm. Nếu bạn còn lo lắng về chiếu răng khôn của mình, hãy liên hệ ngay với nha khoa chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

Xem thêm các bài viết tại Facebook Nha Khoa Tâm Sài Gòn – Nha Khoa Đà Lạt

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

19009347