Cười hở lợi là gì?

Cười hở lợi là gì

Cười hở lợi là khuyết điểm không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nhưng nụ cười hở lợi được cho là kém duyên. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng cười hở lợi và cùng với đó là có nhiều cách khắc phục khác nhau. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu rõ hơn về cười hở lợi là gì nhé.

Cười hở lợi là gì?

Cười hở lợi là tình trạng khi cười phần lợi bị lộ ra nhiều hơn bình thường, trên 3mm kể từ phần chân răng đến vành môi trên. Đây không phải là một bệnh lý nghiêm trọng và cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Cười hở lợi là gì

Tuy nhiên, những ai có nụ cười hở lợi này thường bị cho là kém duyên, tính thẩm mỹ rất kém. Vì thế, những ai bị cười hở lợi thường hay mặc cảm và thiếu tự tin trong cuôc sống.

Các dạng cười làm hở lợi thường gặp

  • Cười hở lợi nhẹ: Trường hợp này khi cười mô nướu sẽ hở nhiều hơn 3mm và ngắn hơn 25% chiều dài của răng.
  • Cười hở lợi trung bình: Là trường hợp khi cười mô nướu sẽ hiện ra nhiều hơn từ 25-50% chiều dài răng
  • Cười hở lợi nặng: Trường hợp nặng khi cười mô nướu sẽ hiện ra nhiều hơn từ 50-100% chiều dài răng
  • Cười hở lợi rất nặng: Trường hợp này khi cười mô nướu sẽ hiện ra nhiều hơn 100% chiều dài của răng.

Các nguyên nhân gây ra cười hở lợi

Cười hở lợi là tình trạng khi cười làn môi trên sẽ vén lên và để lộ phần lợi trên răng. Nguyên nhân gây ra tình trạng cười hở lợi có thể được xác định như sau:

  • Do xương hàm phát triển nhô ra phía trước
  • Lợi phát triển và bao trùm lên thân răng quá nhiều
  • Cơ kéo môi trên ngắn, khi cười kéo môi trên lên cao
  • Thân răng ngắn, do răng phát triển không hoàn thiện làm mất cân đối giữa răng, môi và lợi…

Những cách khắc phục nổi lo cười hở lợi

Để khắc phục tình trạng cười hở lợi, trước tiên cần xác định nguyên nhân gây ra, rồi mới tiến hành điều trị bằng một trong số các phương pháp dưới đây:

Cười hở lợi là gì

  • Phẫu thuật cắt nướu: hiệu quả với các trường hợp lợi bám thấp và hoặc phì đại khiến răng bị ngắn hơn, lợi hở nhiều hơn khi cười.
  • Giảm trương lực cơ vành môi: Sử dụng bottox để tiêm làm đầy môi, không cho cơ môi kéo theo chiều dọc mà chỉ kéo theo chiều ngang khi cười.
  • Niềng răng chữa cười hở lợi: áp dụng khi răng bị lệch lạc hay bị hô gây ra tình trạng cười hở lợi.
  • Phẫu thuật chỉnh hàm: Trường hợp bị hở lợi do cấu trúc xương hàm trên phát triển quá mức bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật chỉnh hàm để giúp cho hai hàm cân đối, khắc phục cười hở lợi.

Hy vọng những thông tin Nha khoa Tâm Sài GònNha khoa Đà Lạt chia sẻ trên đây giúp khách hàng có thể hiểu hơn về Cười hở lợi là gì. Nếu bạn có các thắc mắc liên quan đến đến tình trạng này, hãy liên hệ trực tiếp với nha khoa chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn nhé.

Xem thêm các bài viết tại Facebook Nha Khoa Tâm Sài Gòn – Nha Khoa Đà Lạt

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

19009347